ĐẠI CƯƠNG VỀ MÁY CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA LÁT CẮT

Hiện nay chụp cắt lớp vi tính trong y khoa ( hay còn gọi là C.T Scan, C.T Scanner) được ứng dụng khá phổ biến để chẩn đoán bằng hình ảnh các bệnh lý từ đầu tới chân. Máy chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt là việc tăng số dãy đầu dò phát tia X trong hệ thống phát tia, làm tăng số hình và độ mỏng thu được trong cùng một đơn vị thời gian chụp. Hiện nay các loại máy chụp máy chụp cắt lớp gồm máy 1 lát, máy đa lát cắt từ 2,4,8,16,32,64,128, 256 đến 320 lát
ĐẠI CƯƠNG VỀ MÁY CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA LÁT CẮT
( C.T SCANNER MULTISLICE)
BS.CK1 BÙI NGỌC THUẤN
Hiện nay chụp cắt lớp vi tính trong y
khoa ( hay còn gọi là C.T Scan, C.T Scanner) được ứng dụng khá phổ biến để chẩn
đoán bằng hình ảnh các bệnh lý từ đầu tới chân.
Máy chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt là việc tăng số dãy đầu dò phát tia X trong hệ thống phát tia, làm tăng số hình và độ mỏng thu được trong cùng một đơn vị thời gian chụp. Hiện nay các loại máy chụp máy chụp cắt lớp gồm máy 1 lát, máy đa lát cắt từ 2,4,8,16,32,64,128, 256 đến 320 lát.
Nguyên lý hoạt động của máy là dùng hệ thống máy phát tia X quét xoay quanh trục của cơ thể theo mặt phẳng ngang ( Axial), rồi tái tạo ra cấu trúc giải phẫu của cơ thể tại vị trí quét nhằm tìm ra hình ảnh bất thường bên trong cơ thể so với giải phẫu người bình thường.
Đối với các trường hợp chụp C.T Scan
có bơm thuốc tương phản ( thuốc cản quang) thì C.T Scan còn giúp khảo sát rõ
tính chất tưới máu của khối u; hình thái, đường đi và các bất thường của hệ
mạch máu; thậm chí còn đánh giá chức năng của một số cơ quan như thận, tim, …
Các máy chụp C.T Scan cua các hãng khác nhau có
các ưu thế phần mềm dựng hình khác nhau
giúp cho ra chất lượng hình ảnh khác nhau, tuy nhiên điều cốt lõi vẫn là phụ
thuộc vào vận tốc quét và độ dày lát cắt:
- Vận tốc quétcàng cao thì thời gian chụp càng
nhanh, bệnh nhân không phải nhịn thở lâu hoặc nhịn thở nhiều lần khi lấy hình,
hoặc ở những bệnh nhân hôn mê hay chấn thương đầu, không thể nằm yên theo yêu
cầu của nhân viên kỹ thuật được, thì buộc phải canh lấy thời điểm bệnh nhân vừa
nằm yên khoảng 10 giây là có thể chụp xong sọ não (Đây cũng là ưu thế của C.T
Scan đối với chụp cộng hưởng từ (MRI)).
- Độ dày lát cắtcũng đóng vai trò quan trọng không kém, lát cắt càng mỏng, càng “khít” với nhau thì hình ảnh lấy được càng nhiều, tầm soát càng hiệu quả, không bỏ sót tổn thương. Và cũng nhờ vậy mà việc tái tạo lại hình ảnh các cơ quan trong cơ thể cũng rõ nét, sắc xảo hơn, thậm chí ngày nay người ta còn gọi là “Volume C.T”, nghĩa là không còn khảo sát từng lát nữa mà có thể đánh giá cả một thể tích khối cơ thể.
Dưới đây là một số hình ảnh của máy C.T Scan 64 dãy đầu dò ( hay còn quen gọi là C.T Scan 64 lát) có tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và hoạt động.
Máy C.T Scan 64 lát cắt hiệu
Light Speed Volume C.T của hãng G.E được lắp đặt tại bệnh viện từ năm tháng
10/2009, đến nay đã chụp được trên 20,000 ca.
Đến thời điểm hiện tại, đây là máy hiện đại nhất ở khu vực ĐBSCL.
Với 64 dãy đầu dò, mỗi lần quét 64 lát (so với máy thường mỗi lần chỉ cho một lát cắt), cùng với vận tốc cao, mội lần chụp sọ chỉ mất 8’’, ngực 15’’( phù hợp khả năng nhịn thở của người đang bị bệnh), chụp từ bụng xuống hết hai chân chỉ 35’’, …
Nhịp tim trung bình của con người từ 60- 80 lần/ phút, vì thế chỉ có máy nhiều dãy đầu dò mới có thể quét hết quả tim và mạch vành nuôi tim chỉ trong vòng một nhịp đập mà không bị ảnh hưởng do sự co bóp liên tục của tim.
Với 64 dãy đầu dò cùng với khả năng cắt mỏng trung bình 0,625mm ( có khả năng chụp ở chế độ lát cắt mỏng đến 0,3mm), máy có thể dò tìm tổn thương từng ly trong cơ thể.
Ốc tai hình con ốc sên nằm gọn ở tai trong thấy được với lát cắt mỏng 0,3mm.
Khả năng dựng
hình khối sắc xảo nhờ vào khả năng cắt mỏng, liên tục và nhanh trong một nhịp
thở ( Ảnh: Hình tái tạo bề mặt hai phổi).
Ê kíp sử dụng
máy C.T Scan 64 dãy đầu dò tại khoa X Quang- Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần
Thơ cùng nữ giảng viên người