Tập huấn về an toàn truyền máu cho điều dưỡng

Căn cứ vào thông tư số 26/2013/TT-BYT ngày 16 tháng 09 năm 2013 về việc “Hướng dẫn hoạt động truyền máu” đảm bảo an toàn trong truyền máu. Căn cứ theo Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/11/2011 “Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”, thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng. Nhằm nâng cao kiến thức cơ bản cho nhân viên y tế về thực hành chăm sóc an toàn đối với người bệnh và để tiến hành triển khai định nhóm máu tại giường, đảm bảo an toàn cho quá trình truyền máu. Phòng điều dưỡng phối hợp với khoa Huyết học truyền máu tổ chức lớp tập huấn về thực hành kỹ thuật định nhóm máu tại giường cho điều dưỡng. Mục đích của lớp tập huấn là cung cấp kiến thức cơ bản về kỹ thuật định nhóm máu tại giường và thực hành thành thạo kỹ thuật định nhóm máu
Định nhóm máu tại giường:
Phương pháp thẻ có gắn sẵn huyết thanh mẫu (Anti)
TRUYỀN MÁU LÂM SÀNG:
Khoa lâm sàng:
¡ Định nhóm,
¡ PỨ hòa hợp
Tại giường: kiểm tra lần cuối trước truyềnmáu
MỤC ĐÍCH CỦA KỸ THUẬT ĐỊNH LẠI NHÓM MÁU TẠI GIƯỜNG:
¨ Khẳng định sự phù hợp
¡ Thông tinBN, ĐV máu, phiếu truyền máu
¡ Nhóm máu
¡ Hạn dùng
¡ Hinh thức bên ngoài túi máu
¡ Túi máu, CPMtruyền đúngBN
¡ Tránh nhầm lẫn.
YÊU CẦU CỦA KỸ THUẬT ĐỊNH LẠI NHÓM MÁU TẠI GIƯỜNG:
¨ Kỹ thuật phải:
¡ Tiến hành tại giường
¡ Nơi bệnh nhân nằm điều trị
¡ Áp dụng:tất cả các lần truyền máu.
ƯU ĐIỂM:
¨ Cầm tay,
¨ Gọn nhẹ
¨ Sử dụng máu toàn phần
¨ Anti đã được đông khô,
¡ Có màu khác nhau,
¡ Gắn sẵn vào các vị trí tương ứng
¨ Bảo quản ở 5 - 37 0C
¡ Không cần tủ lạnh
¨ Có phần ghi
¡ Thông tin bệnh nhân,
¡ Thông tin túi máu
¨ Kết quả lưu giữ được lâu dài
¡ Giúp ích cho quá trình hồi cứu
¨ Đã được bảo hiểm thanh toán
TÓM TẮT QUY TRÌNH:
¨ Bước 1:
¡ Kiểm tra,
¡ Ghi thông tin BN, túi máu /tấm Thẻ
¨ Bước 2:
¡ Nhỏ 6 giọt NaCl 0.9% vào 6 vòng tròn
¨ Bước 3:
¡ Nhỏ 3 giọt máu BN vào 3 vòng tròn
ú Bên phần người nhận
¡ Nhỏ 3 giọt máu túi máu vào 3 vòng tròn
ú Bên phần người cho
¨ Bước 4:
¡ Trộn đều bằng que khuấy
¨ Bước 5:
¡ Lắc nhẹ nhàng,
¡ Quan sát ngưng kết
¡ Ghi kết quả ngưng kết sau 3 phút.
Một số hình ảnh lớp Tập huấn về an toàn truyền máu cho điều dưỡng:
CÁC TAI BIẾN TRONG TRUYỀN MÁU VÀ XỬ TRÍ:
1. Phản ứng tan máu cấp:
- Nguyên nhân: Truyền máu khác nhóm, truyền máu đã hư.
- Triệu chứng:
- Thể nhẹ: Nóng sốt, HA giảm nhẹ, da niêm vàng sau vài ngày.
- Thể nặng: Bồn chồn, tức ngực, đau lưng, tiểu ra huyết sắc tố, mạch nhanh, HA giảm, vô niệu.
- Xử trí:
- Ngưng truyền máu ngay, báo BS, lấy DHST
2. Tai biến tuần hoàn quá mức:
- Nguyên nhân: Truyền thể tích quá lớn so với NB
- Triệu chứng: Khó thở,tim đập mạnh, HA tụt, nặng tức ngực
- Xử trí: Ngừng truyền, cho NB ngồi thòng 2 chân hoặc nằm đầu cao.
3. Tai biến tắc mạch do bọt khí:
- Triệu chứng: Liệt nữa người, tắc phổi, đau ngực, ngất….
- Xử trí: Ngưng truyền,TD sát, báo BS.
4. Tai biến do phản ứng rét run, dị ứng:
- Xử trí: Ngưng truyền, ủ ấm, cho thuốc hạ nhiệt, kháng histamin.
5. Tai biến do truyền máu quá nhiều:gây nhiễm toan, tăng kali, citrat….
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý:
1.Không để thực phẩm , đồ uống trong cùng tủ lạnh hay thùng lạnh chứa máu và chế phẩm máu
2. Không được để tiểu cầu vào tủ lạnh
3. Không được đặt máu ở cánh cửa tủ lạnh hoặc gần sát khoang đông lạnh ở tủ lạnh gia dụng.
4. Hâm nóng máu
5. Làm phản ứng chéo đúng
6. Làm phản ứng sinh vật.
7. TD NB sát trong và sau truyền máu.
CÁC SAI LẦM THƯỜNG GẶP:
• Không theo dõi người bệnh sát trong suốt quá trình truyền máu.
• Không thực hiện phản ứng sinh vật.
• Kỹ thuật làm phản ứng chéo không đúng
• Vận chuyển và lưu trữ máu từ ngân hàng máu về khoa phòng không an toàn .
• Thời gian truyền máu quá dài , quá ngắn.
PHÒNG ĐD+ KHOA HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU BVĐK TWCT