BỆNH LÝ TỦY - RỄ CỔ

Ngày đăng: 30-09-2014 16:21:17
Nguồn đăng: Khoa Răng Hàm Mặt


Bệnh lí tủy-rễ cổ xảy ra do hậu quả của sự chèn ép tủy – rễ cổ bởi những nhiều nguyên nhân khác nhau như thoái hóa, chấn thương, cốt hóa, thoát vị đĩa đệm, bướu, viêm...thường nguyên nhân do thoái hóa cột sống cổ hay gặp. Các triệu chứng của bệnh tủy cổ thường thấy bao gồm tê bàn tay và bàn chân, sự vụng về của bàn tay và thay đổi dáng đi, tiến triển nặng nếu không điều trị trong đa số các trường hợp dẫn đến tật nguyền trầm trọng. Bệnh lý rễ cổ với biểu hiện là đau cổ, vai và lan theo rễ thần kinh chi phối tương ứng ở chi trên. Một số ít bệnh nhân có phối hợp 2 bệnh lý này.

        GIỚI THIỆU

      Bệnh lí tủy-rễ cổ xảy ra do hậu quả của sự chèn ép tủy – rễ cổ bởi những nhiều nguyên nhân khác nhau như thoái hóa, chấn thương, cốt hóa, thoát vị đĩa đệm, bướu, viêm...thường nguyên nhân do thoái hóa cột sống cổ hay gặp. Các triệu chứng của bệnh tủy cổ thường thấy bao gồm tê bàn tay và bàn chân, sự vụng về của bàn tay và thay đổi dáng đi, tiến triển nặng nếu không điều trị trong đa số các trường hợp dẫn đến tật nguyền trầm trọng. Bệnh lý rễ cổ với biểu hiện là đau cổ, vai và lan theo rễ thần kinh chi phối tương ứng ở chi trên. Một số ít bệnh nhân có phối hợp 2 bệnh lý này.

Điều trị phẫu thuật của bệnh lí tủy hay rễ thần kinh cổ đã được phát triển đáng kể trong những thập niên gần đây, người bệnh có thể hưởng những lợi ích từ các phẫu thuật cột sống cổ hiện đại. Bài này đề cập nguyên do thoái hóa cột sống cổ gây bệnh tủy – rễ cổ.

       TẦN SUẤT

     Tần suất bệnh rễ cổ thường khoảng 61% rễ C7, 27% rễ C6 (Murphy 1973). Ngược lại cho bệnh tủy cổ 47% tầng C5-6, 27% tầng C4-5, 20% tầng C3-4 

TƯƠNG QUAN CHẨN ĐOÁN

     Tủy sống hầu như nhích lên đoạn trong quá trình phát triển. Kết quả là tầng đĩa sống bệnh thường nằm tương ứng với đoạn tủy được đánh số thấp hơn 1 tầng so với rễ thần kinh chui ra.

       BỆNH SINH

    Khi thoái hóa cột sống cổ, đĩa sống bị mất độ cao nên các khớp mỏm móc đốt sống (khớp Luschka) và mấu khớp chịu lực nhiều hơn bình thường, gây ra hình thành các chồi xương ở những mấu khớp và rìa quanh các cao nguyên sống. Dây chằng vàng “dày” là do giảm độ cao đĩa nên dây chằng vàng xếp nếp lại mới có hiện tượng dày này. Những lý do đó gây nên hẹp ống sống và lỗ liên hợp. Đây là thoái hóa diễn tiến theo tuổi tác và thường gặp ở người trên 50 tuổi hay già hơn nhưng có người có triệu chứng có người không.

    Ngoài những yếu tố tĩnh, thì yếu tố động hay được đề cập trong bệnh tủy là do sự mất vững cột sống gây tác động tổn thương tủy từ từ.

        LÂM SÀNG

                                                                                Chèn ép rễ                              Chèn ép tủy

     BỆNH LÝ TỦY CỔ: Lúc đầu bệnh nhân có cảm giác lạ ngứa như kiến bò ở các ngón tay. Sau đó cảm thấy vụng về bàn tay, ngứa, cảm giác nóng hay lạnh trong thân, cảm giác như kiến bò ở 2 chân, rối loạn dáng đi do sự co giật, rối loạn đường tiểu khi tình hình bệnh xấu đi.

     10-20% bệnh nhân có triệu chứng ở 2 chân, 1/3 có cảm giác bị sốc điện tứ chi hay thân mình khi ngửa cổ: triệu chứng này cho thấy giai đoạn sớm của bệnh. Tuy nhiên khi triệu chứng mất người bệnh cứ tưởng bệnh đã khỏi và do đó trì hoãn việc thăm khám lại.

     Khám có các dấu hiệu: Lehrmitte, Hoffman, Babinski, tăng hay giảm phản xạ gân xương, mất tinh tế bàn tay, yếu rối loạn dáng đi… Đánh giá độ nặng của bệnh và mức độ cải thiện sau phẫu thuật dựa vào thang điểm JOA (Japanese Orthopedic Association).

 

 

     Chèn ép rễ thần kinh từ đĩa, mỏm móc và mấu khớp gây ra bệnh rễ cổ

    BỆNH LÝ RỄ CỔ

Bệnh nhân đau cổ, vai và lan theo rễ thần kinh chi phối ở tay, cảm giác như kim đâm hay tê, yếu, thực hiện các động tác vận động cổ thì các triệu chứng này tệ hơn, bệnh cảm giác dễ chịu hơn khi để tay trên đầu (Davidson sign). Khám: Nếu chèn ép rễ C5, BN có:RL cảm giácvùng gáy, mỏm vai mặt ngoài cánh tay, yếu cơ delta. Chènéprễ C6: RL cảm giácmặt trước cánh tay, mặt ngoài cẳng tay, ngón tay cái, Yếu cơ ngửa dài, cơ nhị đầu cánh tay. Chènéprễ C7: RL cảm giácmặt sau cánh tay, cẳng tay, 3 ngón giữa, yếu cơ duỗi chung ngón tay.

    HÌNH ẢNHHỌC

Bao gồm X quang cột sống cổ thường qui 6 tư thế, CT scan cột sống cổ (+/-) cản quang, MRI …

Mục đích:

                Khám phá ra yếu tố gây triệu chứng lâm sàng

                Đánh giá sự chèn ép và biến dạng của tủy cổ

                Đánh giá tổn thương nội tủy

 ĐIỀU TRỊ

Trong bệnh tủy hay rễ cổ: hầu hết chọn lựa điều trị bảo tồn, một số ít không đáp ứng điều trị bảo tồn thì cân nhắc chỉ định phẫu thuật.

1. Điều trị bảo tồn: Hữu ích trong giai đoạn sớm của bệnh

- Chế độ nghỉ ngơi một phần: tránh những động tác làm bệnh nặng thêm, tăng cường nằm nghỉ tại giường khi đau nhiều.

- Bất động cột sống cổ bằng đai cổ (nẹp cổ) trong tư thế sinh lý.

- Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid. Đôi khi sử dụng corticoid, thuốc giãn cơ, vitamin nhóm B

- Vật lý trị liệu

              - Phong bế thần kinh.

         2. Phẫu thuật: Có thể chọn phẫu thuật lối trước hay lối sau với hỗ trợ của kính sinh hiển vi phẫu thuật và khoan mài cao tốc.

Phẫu thuật lối trước: Giải áp bằng cắt đĩa hàn xương có hay không có dụng cụ, thay đĩa sống nhân tạo.

Phẫu thuật lối sau: Giải áp bằng cắt bảng sống hay tạo hình bảng sống, mở rộng lổ liên hợp nếu cần

Nhìn chung khi bệnh nhân có cảm giác châm chích ở ngón tay, chân sự cầm nắm khó khăn, khó khăn lên cầu thang của bệnh lý tủy cổ: thường cải thiện sau mổ. Bệnh nhân trẻ và thoát vị đĩa đệm thì cho kết quả tốt hơn so với người già có hẹp ống sống cổ.

Tài liệu tham khảo 

1.     Sara Jurek, Raj D. Rao (2011) Cervical Spondylosis: Pathophysiology, Natural History, and Clinical Syndromes of Neck Pain, Radiculopathy, and Myelopathy. The Spine, Rothman – Elsevier.

2.     Kokubun S,Sato T,Ishii Y,Tanaka Y(1996) Cervical myelopathy in the Japanese. Clin Orthop Relat Res (323):129-38

3.     Kokubun S, Tanaka Y (1995) Types of cervical disc herniation and relation to myelopathy and radiculopathy. J Back Musculoskelet Rehabil.

 

ĐỊA CHỈ

Bệnh viện Trung Ương Cần Thơ
315 Nguyễn Văn Linh
P. An Khánh Q Ninh Kiều
Điện thoại: 0901.215115

FORM LIÊN HỆ